Thoát vị đĩa đệm: nguyên nhân và cách điều trị cho dân văn phòng

Nếu căn bệnh “thoát vị đĩa đệm” ngày trước thường chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Thì ở ngày nay, do nhịp độ sống và làm việc mà người trẻ tuổi cũng mắc phải căn bệnh này, nhất là ở dân văn phòng. Vậy bạn đã biết nguyên nhân và cách điều trị “thoát vị đĩa đệm” chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. 

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị, bạn phải hiểu rõ khái niệm của thoát vị đĩa đệm. Là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của phần đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua các dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau nhức. 

Tình trạng này chính là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm của bạn đã bị thoái hóa, nứt vỡ hoặc rách. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào của cột sống. Thông thường, những người mắc căn bệnh này sẽ có hiện tượng đau nhức từ phần thắt lưng kéo xuống chân (đau dây thần kinh tọa).

Những nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm ở dân văn phòng là một căn bệnh nguy hiểm, có những ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và hiệu quả công việc. Để chữa trị cũng như giảm bớt tình trạng đau nhức, trước tiên bạn phải nghĩ đến nguyên nhân. 

Bài viết đang xem: Thoát vị đĩa đệm: nguyên nhân và cách điều trị cho dân văn phòng

Ở những người, có trọng lượng cơ thể lớn, cụ thể hơn là béo phì sẽ dễ mắc căn bệnh này nhất. Hoặc người làm việc nặng hay do yếu tố di truyền. Nhưng hiện nay, rất nhiều người làm việc ở văn phòng cũng mắc phải bệnh này. 

Dân văn phòng thường ngồi làm việc trên ghế trong khoảng thời gian dài và rất ít vận động. Khi ngồi làm việc ở một chỗ mà không đi lại nhiều sẽ khiến phần cột sống sẽ yếu có thể bị yếu dần đi, đốt sống dễ bị tổn thương. 

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm của dân văn phòng

Một số triệu chứng điển hình sẽ bao gồm: 

  • Đau nhức ở tay hoặc chân: Thông thường sẽ cảm nhận cơn đau ở vùng cổ, thắt lưng. Sau đó sẽ lan rộng đến vùng vai gáy và chân tay. 
  • Triệu chứng tê bì tay chân: Do phần đĩa đệm chèn ép lên các rễ dây thần kinh, vì thế mà sẽ gây đau nhức, dẫn đến tình trạng tê bì vùng thắt lưng, cổ. Lâu dài sẽ phát triển xuống vùng mông, đùi, bẹn và tay chân. Lúc này, người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác. 

Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp mắc phải căn bệnh này mà không hề có bất kỳ triệu chứng gì. Theo đó, cần tới gặp bác sĩ và thăm khám khi có một số triệu chứng như sau: 

  • Đau nhức, yếu cơ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc. 
  • Gặp phải tình trạng tiểu són hoặc bí tiểu. 
  • Mất cảm giác ở một số vùng trên cơ thể. 

Khi phát hiện bị bệnh thoát vị đĩa đệm, cần phải điều trị sớm, dứt điểm để tránh nặng hơn. 

Cách phòng ngừa bệnh nên biết

Một số biện pháp phòng ngừa khi mắc căn bệnh này mà bạn có thể thực hiện như sau:

  • Thường xuyên tập luyện thể thao, ở mức nhiều nhất có thể. Điều này sẽ giúp tăng sự dẻo dai, cột sống luôn được ổn định, giảm nguy cơ gây ra bệnh. 
  • Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc, sao cho đúng khoa học.
  • Sử dụng ghế ngồi hỗ trợ cơ thể, điển hình là ghế sản xuất theo tiêu chuẩn công thái học. 
  • Cử động cơ thể thường xuyên. 

Cách điều trị khi mắc phải bệnh cho dân văn phòng

Tình trạng bệnh sẽ nặng nhẹ khác nhau tùy vào cơ thể của mỗi người. Vì thế khi điều trị, bác sĩ cũng sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây: 

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

  • Khi mắc bệnh và đang trong giai đoạn điều trị thoát vị, bạn nên hạn chế những tác động mạnh, tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. 
  • Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, nên đi khám ngay, tình trạng cụ thể như sau: phần chân bị tê liệt, đau tê vùng bàn tọa, đi tiểu khó khăn hoặc khó đi đại tiện. Hoặc ở các bộ phận nào trên cơ thể bị suy giảm đột ngột, nhất là ở phần chân.
  • Dù là làm việc ở nhà hay ở văn phòng, bạn cũng cần tránh nằm hoặc ngồi quá nhiều. Nếu cảm thấy mệt mỏi thì nên đứng dậy thực hiện một vài động tác nhẹ như đi lại, giãn cơ để tránh tình trạng cứng khớp và yếu cơ. 

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu

Bên cạnh việc có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thì khi điều trị bằng các bài tập vật liệu cũng không kém phần hiệu quả. Bạn cần các kỹ thuật viên có chuyên môn cũng như hiểu biết để thiết kế bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Vật lý trị liệu có thể bao gồm các bài thể dục nhịp điệu hay kéo căng cơ,…

Thoát vị đĩa đệm dường như là một căn bệnh “ám ảnh” của dân văn phòng. Hầu hết người làm việc văn phòng đều mắc phải bệnh này. Để tránh mắc phải căn bệnh này, chúng tôi đã đưa ra một số cách phòng ngừa cơ bản. Cũng như nêu rõ các nguyên nhân gây ra bệnh và cách điều trị. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp ích được cho bạn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *